Một trong những chiến lược luôn nằm trong top ưu tiên mà các doanh nghiệp thường hay lựa chọn và sử dụng có thể kể đến là chiến lược Đại Dương Xanh. Vậy chiến lược Đại Dương Xanh là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với một doanh nghiệp, bài viết dưới đây của SEOTHANHPHAT sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược này nhé.
Trong thời đại 4.0 nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, để có thể trụ vững được các doanh nghiệp đều phải cạnh tranh với nhau để tìm kiếm cho mình một cơ hội mới, một lối đi mới. Chính vì thế, việc đề ra một chiến lược kinh doanh hiệu quả đóng vai trò then chốt để giúp doanh nghiệp có thể tiến tới đạt được những mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong ngắn hạn và dài hạn.
Đại dương xanh là gì?
Một ví dụ đơn giản để bạn dễ hình dung: nếu bạn kinh doanh một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ mà những đối thủ bên cạnh bạn đã và hiện vẫn đang kinh doanh, thì việc bạn có thể vượt mặt họ là cả một vấn đề. Nhưng nếu bạn dám thử sức với một sản phẩm khác, hoàn toàn mới mẻ so với họ thì khả năng bạn đứng top đầu là có thể đạt được.
Chiến lược Đại dương xanh là gì?
Chiến lược đại dương xanh có thể hiểu đơn giản là chiến lược phát triển và mở rộng một thị trường mà tại đó rất ít hoặc không hề có đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp đi theo chiến lược này cần tìm ra và theo đuổi thị trường mà chưa có doanh nghiệp nào từng làm trước đó hoặc nếu có thì sự cạnh tranh không là bao.
Theo tác giả W. Chan Kim (người Hàn Quốc) của cuốn Chiến lược đại dương xanh, Đại dương xanh là khoảng trống thị trường mà ở đó không có sự cạnh tranh hoặc nếu có thì sự cạnh tranh không đáng kể.
Một số đặc điểm chính của chiến lược đại dương xanh
+ Không có sự cạnh tranh trong khoảng thị trường hiện hữu nghĩa là Chiến lược đại dương xanh tạo ra một thị trường bình yên, không có sự cạnh tranh.
+ Với Đại dương xanh, sẽ không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, mà tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
+ Vì khoảng thị trường không có cạnh tranh nên không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho việc cạnh tranh không còn hoặc trở nên không cần thiết nữa.
+ Chiến lược đại dương xanh không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược đại dương xanh sẽ đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.
Chiến lược đại dương xanh giúp khai phá ra những khoảng thị trường mới, tạo ra một bước ngoặt, một bước đột phá về giá trị cho cả người mua và cả doanh nghiệp.
Nền tảng của chiến lược Đại dương xanh chính là việc đổi mới giá trị. Lúc này, doanh nghiệp sẽ không còn tập trung toàn bộ nguồn lực cho việc đánh bại đối thủ vì thế, việc cạnh tranh trở nên không còn quan trọng nữa.
Chắc chắn, đa số chúng ta đều nghĩ rằng các doanh nghiệp hoặc là tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng với chi phí cao hơn, hoặc là tạo ra giá trị thấp hơn với chi phí thấp hơn. Với quan điểm này, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn giữa khác biệt hoá và chi phí thấp. Đến với Đại dương xanh, các doanh nghiệp cần phải theo đuổi đồng thời chiến lược khác biệt hoá và chiến lược chi phí thấp.
Sự đổi mới giá trị có được khi các doanh ngiệp biết cân đối hài hoà giữa sự đổi mới, tính hữu dụng, giá cả cũng như chi phí.
Nhờ vào chiến lược đại dương xanh mà doanh nghiệp tìm ra được thế mạnh của mình và cố gắng phát huy thế mạnh đó, từ đó tìm ra con đường để đi đến thành công.
Lúc Coca – Cola thâm nhập vào thị trường Việt Nam thì Tribeco (từng là niềm tự hào nước giải khát Việt) họ không sản xuất ra các sản phẩm nước uống có ga y hệt mà thay vào đó họ tập trung vào sản xuất sữa đậu nành, nước cam, nước ổi, nước đào… chính là những sản phẩm mà Coca – Cola không có, chính vì thế đã giúp Tribeco có được thành công vang đội giai đoạn đó.
Thế nhưng, sau một thời gian áp dụng chiến lược Đại dương xanh thì thể nào cũng bị bắt chước, thế là lại xuất hiện sự cạnh tranh. Lúc này doanh nghiệp cần phải tiến hành điều chỉnh, cải tiến bằng cách tái đổi mới giá trị.
Chính vì vậy, Doanh nghiệp cần nên “bơi” càng xa càng tốt trong Đại dương xanh của hiện tại, biến mình thành mục tiêu liên tục di chuyển, không ngừng bứt phá để thoát hẳn khỏi những kẻ bắt chước đầu tiên và khiến họ nản lòng trong suốt quá trình theo đuổi mình vì khó thể nào bắt kịp.
Mục đích chính của doanh nghiệp là phải thống trị Đại dương xanh đó trước các đối thủ cạnh tranh càng lâu càng tốt (trước khi họ gia nhập ngành).
Sự khác biệt giữa Đại Dương Xanh với Đại Dương Đỏ?
Ngược lại với sự yên bình của Đại Dương Xanh thì Đại Dương Đỏ tạo ra một không gian sinh tồn và phát triển mãnh liệt, có thể ví Đại Dương Đỏ như là một đại dương toàn cá mập mà ở đó chúng xâu xé nhau chỉ vì một con mồi.
+ Đại Dương Xanh tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng, họ chưa phải là khách hàng, còn Chiến lược Đại dương đỏ thì tập trung vào lượng khách hàng hiện tại.
+ Hai chiến lược dường như đối lập nhau. Đại dương đỏ tập trung khai thác các nhu cầu hiện tại, còn Đại dương xanh tạo ra và nắm giữ các nhu cầu mới. Đại dương xanh phá vỡ thoả hiệp giữa giá trị và chi phí như đã phân tích ở trên, còn Đại Dương Đỏ thực hiện thoả hiệp giữa giá trị và chi phí.
Trong áp dụng chiến lược Đại dương đỏ, nếu một ai đó giành được khách hàng, thì có nghĩa là một ai đó đã mất đi khách hàng, có người thắng tức là có người thua.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp cơ bản về Chiến lược đại dương xanh và đại dương đỏ. Hy vọng bài viết của Dịch vụ SEO từ khóa SEOTHANHPHAT sẽ phần nào giúp hữu ích cho bạn. Có thể bạn đang băn khoăn không biết nên áp dụng chiến lược nào cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, nhưng hãy nhớ rằng bất kì thứ gì không tạo ra hoặc không đóng góp giá trị thì nên bị loại bỏ sớm, càng sớm càng tốt.